Danh mục bài viết
Nếu bạn là người tinh ý thì khi đi dự một buổi tang lễ nào đó đã vô tình thấy dòng chữ “miễn nhận chấp điếu” hay thế nào ấy. Tuy nhiên vì tuổi đời chúng ta còn khá trẻ nên thực sự không hiểu điều mà tang gia muốn truyền đạt là gì? Nếu chưa hiểu chấp điếu là gì? Bạn hãy cùng hoa đám tang đọc hết bài viết ngay sau đây. Vì chúng tôi sẽ giải thích giúp bạn từ A – Z. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về những phong tục, tập quán của một người con dân Việt Nam trong tang lễ. Để khi chúng ta gặp những tình huống như thế này sẽ không bị bỡ ngỡ.
Khái niệm chấp điếu đối với dân Việt
Chấp điếu còn có nhiều tên gọi khác mà có thể bạn đã từng nghe như phúng điếu hay cúng điếu. Đây là nghi thức mà hầu hết tất cả gia đình nào trên toàn quốc khi có tang sự đều sử dụng. Theo ngôn ngữ Hán Việt thì “chấp” hay “phúng” chính là dâng lên người mất một số món đồ vật khác nhau. Có thể đó là những kệ hoa đám tang, trái cây, hay tiền cúng,…Riêng về số tiền cúng điếu thì sẽ tùy tâm ở mỗi người, cũng như điều kiện của họ.
Việc bạn dâng cho người mất bất kỳ vật nào dù có giá trị hay không. Đều có ý nghĩa là thể hiện sự kính trọng dành cho người mất. Đây chính là sợi dây kết nối cuối cùng trước thềm cảnh mà giữa bạn và họ đã sắp xa lìa ở hai cực thế giới khác nhau.
Ngoài ra, việc đem đồ đến viếng người mất cũng là lời chia buồn chân thực nhất dành cho toàn thể gia đình khi có tang sự. Tuy không nói bằng lời, ấy thế mà chỉ hành động của bạn thôi cũng thực sự cảm động. Mặt khác, không phải gia đình nào cũng nhận chấp điếu. Vì điều này cũng tùy thuộc vào mỗi vùng miền và tín ngưỡng mỗi nhà là khác nhau.
Tại sao có những nhà xin miễn chấp điếu?
Không nhận tiền phúng viếng
Như đã nói cúng điếu chính là một thủ tục có trong tang lễ Việt Nam. Tuy nhiên nó lại không bắt buộc chúng ta phải làm theo 100%. Ở mỗi gia đình khác nhau việc nhận chấp điếu hay không cũng sẽ có chút thay đổi. Nhận hay không cũng rất thường tình, tùy theo suy nghĩ và định hướng của mỗi gia đình. Bởi thế nhận cúng điếu hoàn toàn không phải là một món nợ nhé!
Ví dụ như trước khi mất người đã khuất có căn dặn cho người nhà hay con cháu là không nhận chấp điếu. Thì khi bạn đi đến viếng tang chỉ cần thực hiện bái lạy và thắp nhang thôi đã đủ. Vì theo họ việc cúng điếu là một món nợ trần gian trước khi mất. Và cũng không muốn làm phiền quá nhiều tới bà con xa gần khi tới viếng tang.
Ngoài ra, trường hợp mà gia đình không nhận bất kỳ số tiền cúng viếng nào. Bạn cũng có thể đem hương hoặc hoa đám tang đến để viếng. Tuy hành động này khá đơn giản nhưng đây là tình cảm ấm áp nhất mà bạn muốn dành cho toàn bộ tang gia.
Nhận tiền phúng viếng và tạo phúc
Trong một diễn cảnh khác, có những nhà người ta sẽ nhận tiền cúng điếu. Tuy nhiên, họ sẽ dùng số tiền đó để cúng dường và làm từ thiện. Sau đó sẽ hồi hướng toàn bộ công đức cho người đã mất. Với cách làm này đa phần chúng ta sẽ hay thấy ở những gia đình theo đạo Phật. Nhằm tạo phúc cho người khuất để khi họ rời đi thế giới này. Thì cánh cửa ở miền cực lạc sẽ mở ra chào đón họ hơn. Cách này hiện nay cũng được rất nhiều gia đình áp dụng.
Một điều muốn nhận mạnh với bạn rằng, nhận chấp điều không phải là chúng ta mắc nợ. Bởi đây là cái tâm và tình mà những người quen biết muốn dành cho người mất lần cuối. Chính vì họ tự nguyện nên thay vì nghĩ đó là món nợ hay trân trọng nó thật nhiều.
Ý nghĩa và nguồn gốc của việc nhận chấp điếu
Chắc hẳn bạn đang thắc mắc là tại sao thủ tục cúng điếu lại có ở Việt Nam được nhỉ? Phong tục này đã có từ rất lâu đời, thuở mà ông cha tổ tiên còn phải lo từng miếng cơm manh áo. Ấy thế mà tình nghĩa tương thân, tương ái giữa hàng xóm hay các bản làng với nhau rất khiến người khác nể phục. Bởi họ coi nhau như anh em một nhà nên không tính toán bất kỳ điều gì. Nhà có tiền thì khi đi tang sẽ cho tiền, nhà nào không có tiền thì cúng lễ vật. Tùy lòng hảo tâm mỗi người mà tang gia đều nhận lấy tấm lòng trân quý này.
Cho đến nay việc phúng viếng không những được lưu truyền mà còn phát huy phô trương hơn rất nhiều. Thông thường nếu nghĩ đến phúng viếng ai trong chúng ta cũng thiên về vật chất hơn. Nên mất đi các bản sắc tình người mà ông cha ta truyền đạt cho đời sau.
Mỗi phong tục tập quán của nước ta ẩn trong đó đều là những đạo lý, những đức tính cao đẹp nhất. Chỉ là khi nó đi theo thời gian, năm tháng, chúng ta dần hiểu sai đi ý nghĩa đó. Khiến những phong tục đó có phần sai lệch đi đôi chút.
Những điều bạn nên biết khi đi chấp điếu để có cái nhìn bao quát hơn. Đôi khi nếu chúng ta nghe người này người kia nói. Sẽ đôi phần hiểu sai lệch đi nét truyền thống mà ông bà tổ tiên để lại. Hoa đám tang đã giải thích tường tận cho bạn. Hãy làm mọi việc từ tâm của bạn dành cho người khuất thì mọi chuyện đều tốt đẹp cả.